Hiện nay, bia là một loại thức uống rất được ưu chuộng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo đánh giá của Công ty S.S Steiner – USA năm 2016, sản lượng bia bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 52 thế giới, đạt 34,3 lít/người. Đồng thời theo Hiệp hội bia – rượu – nước giải khát Việt Nam, năm 2016, sản lượng bia các loại của cả nước đạt 3,786 triệu lít, tăng 9,3% so với năm 2015, toàn ngành đã nộp ngân sách nhà nước đạt 40.000 tỷ đồng. Song song với sự phát triển của ngành là vấn đề gia tăng về lượng nước thải.
Do đặc thù về công nghệ nên trong sản xuất bia lượng nước tiêu hao cao và nước thải phát sinh nhiều. Với công nghệ sản xuất thông thường, để sản xuất 1 lít bia cần sử dụng khoảng 4 – 11 lít nước. Trong đó, 2/3 lượng nước dùng trong quy trình công nghệ và 1/3 còn lại dùng cho hoạt động vệ sinh. Cụ thể trong một nhà máy bia, nước thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà, bồn lên men,… có chứa nhiều cặn malt, tinh bột, bã hoa và các hợp chất hữu cơ carbonateous nên có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao.
- Nước rửa chai và kết đựng có pH cao và có độ ô nhiễm cao do lượng bia dư.
- Nước làm nguội của các thiết bị giải nhiệt.
- Nước thải từ công đoạn lên men và lọc bia.
- Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên làm việc tại nhà máy.
Với các nguồn phát sinh như trên, nước thải từ nhà máy sản xuất bia có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, các chỉ số BOD, COD, SS tương đối lớn. Do đó, loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ra mùi hôi thối, lắng cặn, giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước nguồn tiếp nhận. Mặt khác các muối nitơ, phốt pho, … trong nước thải bia dễ gây hiện tượng phú dưỡng cho các thủy vực.
Theo tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất bia, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bia ở Việt Nam như sau:
STT |
CHỈ TIÊU Ô NHIỄM |
ĐƠN VỊ TÍNH |
MỨC HIỆN TẠI Ở VIỆT NAM |
QCVN 40:2011/BTNMT |
Cột A |
Cột B |
1 |
pH |
- |
6 – 8 |
6 - 9 |
5,5 – 9 |
2 |
BOD5 |
Mg/l |
900 – 1.400 |
30 |
50 |
3 |
COD |
Mg/l |
1.700 – 2.200 |
75 |
150 |
4 |
SS |
Mg/l |
500 - 600 |
50 |
100 |
5 |
Tổng Nitơ |
Mg/l |
16 - 30 |
20 |
40 |
6 |
Tổng Photpho |
Mg/l |
22 - 25 |
4 |
6 |
Với đặc điểm ô nhiễm như trên, phương pháp xử lý bằng sinh học là một giải pháp tối ưu cho việc xử lý loại nước thải này. Phương pháp sinh học dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Một quy trình công nghệ xử lý nước thải bia đang được áp dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao tại nhiều nhà máy sản xuất bia hiện nay là sự kết hợp giữa 2 quá trình sinh học phân hủy kỵ khí và hiếu khí.
Quá trình phân hủy kỵ khí: Là quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxy. Công trình xử lý kỵ khí thường áp dụng là bể UASB (xử lý kỵ khí bằng phương pháp dòng chảy ngược). Quá trình xử lý kỵ khí có thể làm sạch được tới 80 – 90% các chất ô nhiễm.
Quá trình phân hủy hiếu khí: Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí có sự tham gia của oxy. Quá trình này sẽ loại bỏ 10 – 20% các chất hữu cơ còn lại chưa bị phân hủy tại bể kỵ khí. Công trình xử lý hiếu khí thường được sử dụng là bể Aerotank. Trong bể, khí được cấp liên tục để trộn đều, giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp oxy cần thiết cho các phản ứng sinh hóa.
Quy trình xử lý nước thải bia điển hình như sau:
Đây là quy trình xử lý nước thải đã được áp dụng hiệu quả tại nhiều nhà máy sản xuất bia. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Để tìm hiểu thêm về công nghệ xử lý nước thải từ nhà máy sản xuất bia, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin sau: