CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM

Thứ sáu - 30/09/2016 23:16

Công ty TNHH XD DV Môi trường Nguồn Sống Xanh tự hào là một trong những đơn vị đầu ngành về xử lý nước thải, nước cấp, khí thải và tự hào đã thi công rất nhiều dự án xử lý nước thải thủy sản. Với đội ngũ cán bộ là những chuyên gia đầu ngành: 1 Phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành khí thải và chất thải rắn, 1 tiến sĩ chuyên ngành nước, 3 thạc sĩ chuyên đánh giá chất lượng ô nhiễm, 2 thạc sĩ chuyên ngành địa chất thủy văn, 15 kỹ sư chuyên ngành công nghệ môi trường, 2 kỹ sư điện, 3 kỹ sư gia công cơ khí và đội ngũ chuyên viên tư vấn luôn tận tình hướng dẫn pháp lý doanh nghiệp cho khách hàng.

STT

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ QCVN 11:2015/BTNMT
(Cột A)
1 pH - 7,0 – 7,8 5,5 – 9
2 SS mg/l 110 - 160 ≤ 50
3 COD mg/l 1.980 – 2.500 ≤75
4 BOD5 mg/l 1.100 – 1.500 ≤ 30
5 Nitơ tổng mg/l 130– 150 ≤ 30
6 Phospho tổng mg/l 60 – 70 ≤ 10
7 Coliforms MPN/100ml 11.104 – 11.105 ≤ 3.000
                                                                                             Nguồn: tham khảo từ các công trình thực tế
2. Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý (đã áp dụng thành công ở nhiều dự án)
so do cong nghe nuoc thai thuy san nganh tom
Nhãn

           Nước thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy được dẫn vào Mương thu nước có đặt song chắn rác thô, nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…).Tiếp theo, nước thải tự chảy vào Bể tiếp nhận.  Từ đây, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị lược rác tinh  để tách các chất thải rắn có kích thước nhỏ trước khi chảy sang Bể điều hòa.
          Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau. Máy thổi khí có nhiệm vụ cấp khí vào bể nhằm xáo trộn để giải phóng lượng chlor dư (sinh ra do công tác vệ sinh khử trùng) trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải. Các chất lơ lửng được thiết bị lược rác tinh loại bỏ sẽ được xử lý cùng với chất thải thu được từ song chắn rác thô. Hóa chất chỉnh pH (dung dịch NaOH) được châm vào đồng thời vào bể nhằm điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu cho quá trình xử lý nitơ, phospho và chất hữu cơ.
          Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào Bể Anoxic. Với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện,và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng N tổng trong nước thải giảm xuống đạt mức cho phép.
           Quá trình chuyển hóa N hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được chia thành 02 giai đoạn:
1. Quá trình Nitrification (xảy ra trong bể aerotank):
            NH4+ + 2O2        →      NO3- + 2H+ +H2O                  
2. Quá trình Denitrification (xảy ra trong bể anoxic):
           NO3-      →       N2 
          Sau đó nước thải tiếp tục đi qua Bể Biochip MBBR. Tại đây có các giá thể động với diện tích bề mặt rất lớn do đó làm tăng nồng độ bùn trong bể. Hỗn hợp bùn nước và giá thể được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ máy thổi khí.
           Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế với bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.
         Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ có nồng độ BOD giảm chỉ còn thấp thích hợp cho quá trình sử lý sinh học hiếu khí hiệu quả.
Hạng mục xử lý sinh học hiếu khí là bể Aerotank. Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm duy trì bùn sinh học ở trạng thái lơ lửng và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O … theo phản ứng sau: 
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí    →     H2O + CO2 + sinh khối mới +…
          Nước thải sau khi ra khỏi bể sinh học hiếu khí sẽ chảy tràn qua Bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật).
          Phần bùn dư sẽ được dẫn về Bể nén bùn, Phần nước trong sau khi được tách pha ở bể lắng sẽ tự chảy sang Bể trung gian. Nước sau khi qua bể trung gian được bơm vào Bể lọc áp. Khi nước đi qua các lớp vật liệu lọc, các cặn lơ lửng sẽ được giữ lại trên bề mặt các lớp vật liệu. Phần nước ra khỏi bể lọc là phần nước đã xử lý sạch.
Nước sau khi qua Bể lọc áp lực đã làm sạch hoàn toàn cặn lơ lửng, tuy nhiên, vẫn chưa đạt các chỉ tiêu về vi sinh, do đó, cần phải khử trùng trước khi đưa vào sử dụng.
          Do đó nước thải được dẫn qua Thiết bị khử trùng, dung dịch hóa chất khử trùng được châm vào thiết bị khử trùng nhằm xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,…
           Nước thải sau khi qua thiết bị khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT, cột A và được xả ra nguồn tiếp nhận.

 
Để được khảo sát, tư vấn, lên phương án xử lý và báo giá cụ thể, Quý công ty vui lòng liên hệ  Công ty TNHH XD DV Môi trường Nguồn Sống Xanh.
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Hotline: 0933 312 901 hoặc 0979 169 167 (Ms Hải)
Mail:
moitruongnguonsongxanh@gmail.com hoặc  hai@nguonsongxanh.vn
  

Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.9 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,002
  • Tháng hiện tại10,541
  • Tổng lượt truy cập4,692,047
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây