XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ LỌC MÀNG SINH HỌC MBR

Thứ sáu - 19/08/2016 15:58
       Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR là một công nghệ tiên tiến đang được ưa chuộng hiện nay với tính hiệu quả và kinh tế cao - Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh chuyên tư vấn thiết kế, thi công xây dựng các công trình xử lý nước thải với công nghệ tối ưu mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Hotline 0909 773 264
        Sự phát triển và gia tăng của các khu dân cư tập trung, khu đô thị đã và đang mang đến một vấn đề lớn cho chúng ta. Đó là nước thải sinh hoạt. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị phổ biến hiện nay được sử dụng là quá trình xử lý thứ cấp dựa vào hoạt động sinh trưởng của các vi sinh vật có trong nước thải. Mặc dù công nghệ này hoạt động tốt trong nhiều điều kiện, nhưng nó vẫn có một số nhược điểm, trong đó có khó khăn trong sự phát triển của các vi sinh vật và yêu cầu lớn về diện tích xây dựng.
          Trong bài viết này, chúng tôi - Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh xin nói về việc sử dụng bể phản ứng màng lọc sinh học (MBR – Membrane Bioreactors), công nghệ xử lý nước thải hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều đã khắc phục nhiều nhược điểm của các hệ thống thông thường.
          Hệ thống này có thuận lợi trong việc kết hợp phản ứng sinh trưởng của vi sinh vật và loại bỏ chất rắn lơ lửng và khử trùng nước thải thông qua màng lọc. Màng lọc có thể được thiết kế và vận hành trong không gian nhỏ và hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm cao như nitơ, phospho, vi khuẩn, BOD, COD và các chất rắn lơ lửng. Hệ thống màng lọc sinh học hiệu quả có thể thay thế bể lắng thứ cấp và bể lọc cát sau hệ thống xử lý bùn hoạt tính thông thường. Lọc màng sinh học MBR duy trì nồng độ sinh khối cao do đó bể phản ứng sinh học sẽ có kích thước nhỏ hơn. Một số đánh giá về công nghệ này như sau:

Khả năng áp dụng
        Đối với một hệ thống, sử dụng MBR cho phép xử lý nước thải với lưu lượng lớn hơn, cải thiện hiệu suất xử lý trong một không gian nhỏ hơn so với các thiết kế thông thường (ví dụ, hệ hống xử lý sử dụng bể lắng thứ cấp và bể lọc cát). Trước đây, màng lọc chỉ được sử dụng cho các hệ thống có lưu lượng nhỏ bởi vì tốn kém chi phí lớn cho đầu tư thiết bị, vận hành và bảo trì. Tuy nhiên, ngày nay lọc màng sinh học MBR đã được sử dụng phổ biến hơn trong các hệ thống lớn. Hệ thống lọc màng sinh học MBR cũng được sử dụng thích hợp trong công nghiệp và thương mại. Màng MBR xử lý dòng nước đầu ra chất lượng tốt để tái sử dụng và xả thải vào nguồn nước bề mặt đã loại bỏ các chất dinh dưỡng (gây phú dưỡng cho nguồn nước bề mặt như Nitơ và Phospho).

Thuận lợi và khó khăn
        Thuận lợi của hệ thống lọc màng sinh học so với hệ thống xử lý sinh học thông thường bao gồm: chất lượng dòng nước đầu ra tốt hơn, yêu cầu về diện tích xây dựng nhỏ hơn, và dễ dàng tự động hóa. Cụ thể, màng lọc sinh học MBR vận hành ở lưu lượng thể tích xử lý lớn hơn với thời gian lưu nước ngắn hơn. Thời gian lưu nước ngắn có nghĩa nhu cầu không gian xử lý, diện tích xây dựng ít hơn so với các hệ thống thông thường. Lọc màng sinh học được vận hành với thời gian lưu bùn ngắn hơn (SRT – Sludge retention time), do đó lượng bùn tạo ra ít hơn. Dòng nước sau xử lý có nồng độ vi khuẩn, chất rắn lơ lửng TSS, nhu cầu oxy sinh hóa BOD và nồng độ Phospho thấp. Điều này tạo điều kiện cho quá trình khử trùng dễ dàng hơn, thậm chí một số hệ thống MBR nước thải sau xử lý không cần phải qua công đoạn khử trùng mà được xả thải trực tiếp vào sông suối hoặc được tái sử dụng cho các mục đích phù hợp.
        Nhược điểm chính của hệ thống lọc màng sinh học MBR là chi phí đầu tư và vận hành cao hơn so với hệ thống thông thường với cùng một nguồn nước đầu vào. Chi phí vận hành và bảo trì bao gồm việc rửa màng và kiểm soát ô nhiễm cáu cặn cũng như chi phí thay thế màng lọc. Chi phí năng lượng cũng cao hơn bởi vì cần cung cấp khí để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn lên màng lọc. Ngoài ra, bùn thải từ hệ thống thấp, nhu cầu về hóa chất để xử lý bùn thải thấp sẽ tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành hệ thống.

Cơ chế lọc màng
        Lọc màng là quá trình dòng chảy chứa các chất ô nhiễm xuyên qua màng lọc. Dòng nước thấm xuyên qua màng lọc tạo thành một dòng riêng biệt có khả năng khôi phục (Hình 1).
 
 
        Dòng thấm di chuyển xuyên qua màng, các chất ô nhiễm và vật liệu còn sót lại không được tích tụ trên bề mặt màng lọc sẽ được tuần hoàn về bể phản ứng để tiếp tục xử lý. Dòng nước xuyên qua màng được gọi là dòng thấm và dòng nước chứa các chất ô nhiễm nồng độ cao gọi là dòng đậm đặc. Màng lọc có cấu tạo từ Cellulose hoặc các vật liệu Polymer khác với kích thước lỗ vi lọc từ quá trình sản xuất. Yêu cầu đối với màng lọc là ngăn chặn sự đi qua của các hạt có kích thước vi sinh khoảng 1 micromet (0,001 millimeter), vì vậy các hạt có kích thước vi sinh sẽ được giữ lại trên màng lọc. Do đó hệ thống MBR rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất rắn, để loại bỏ các chất hòa tan trong nước thải phải sử dụng các phương pháp xử lý tiếp theo.
        Màng lọc được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Có 2 cấu trúc màng lọc được sử dụng chủ yếu: các sợi vi lọc được bó lại thành bó dạng ống hoặc màng lọc có dạng tấm phẳng (Hình 2).
 
 
        Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, khí thải với công nghệ tối ưu và chính sách bảo hành, bảo trì tốt. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn thêm và trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
 
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Địa chỉ: Ô 60, DL 14, KĐT Mỹ Phước 3, P Thới Hòa, Tx Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp HCM
Điện thoại 0283 5100127/02743 555 118 hoặc
Hotline 0909773264
Website: nguonsongxanh.vn - khoahocmoi.vn​

Tác giả bài viết: CH

Nguồn tin: nguonsongxanh

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,162
  • Tháng hiện tại8,633
  • Tổng lượt truy cập4,803,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây