XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thứ bảy - 18/02/2017 10:10
Năm 2016 là một năm “nóng bỏng” đối với ngành Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam khi mà sự cố môi trường biển dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt trải dài trên vùng biển các tỉnh Trung Trung Bộ kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Thủ phạm gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này là Formosa Hà Tĩnh (Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh) đã chính thức xin lỗi, nhận trách nhiệm và phải bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm về xả nước thải, khí thải, chất thải, chất thải nguy hại vượt qua chuẩn cho phép. Các dự án sản xuất, kinh doanh được cấp phép hoạt động với quy trình đánh giá ĐTM lõng lẽo, mang tính hình thức,điển hình mới đây là Dự án Nhà máy Giấy Lee & Man tiềm ẩn nguy cơ bức tử sông Hậu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu ngừng triển khai để kiểm tra. Thực trạng trên đã trực tiếp làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này yêu cầu cần phải ban hành các văn bản phát luật ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, buộc trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức cần tuân thủ để hạn chế các hành vi vi phạm cũng như bắt buộc chịu trách nhiệm bị xử phạt khi vi phạm.  
Ngày 18 tháng 11 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2017. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1385200651 nv
Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh xin trích dẫn một số nội dung chính của Nghị định liên quan đến các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức và mức xử phạt cũng như các biện pháp yêu cầu thực hiện để khắc phục hậu quả được quy định cụ thể sau đây:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Theo quy định của Nghị định, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
  • Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
  • Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
  • Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
  • Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ (gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
  • Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
  • Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
  • Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
  • Các hành vi cản trở hoạt động nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
  • Hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung
  • Tước quyền sử dụng những loại giấy phép, giấy chứng nhận có liên quan từ 1 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục sau đây:
  • Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
  • Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;
  • Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
  • Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyển của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
  • Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
  • Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;
  • Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
  • Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;
  • Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối với tất các các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; buộc bồi trường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các hồ sơ pháp lý môi trường, các quy định cần tuân thủ và thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó Quý doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, không vi phạm các quy định hành chính về môi trường, điều này có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề tài chính khi mà quy định về mức xử phạt đã được tăng lên so với quy định xử phạt hành chính trước đây, cũng như gây mất uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email: greenlife@nguonsongxanh.vn
Website: nguonsongxanh.vn
Hotline: 0909 773 264 Ms Hải hoặc 0283 5100 127

Tác giả bài viết: CH

Nguồn tin: nguonsongxanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây