TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Thứ ba - 08/03/2022 17:02

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO LUẬT BVMT 2020

1. Các tiêu chí phân loại dự án đầu tư

     Các tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020 và Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 bao gồm:

a) Quy mô, công suất, loại hình sản xuất (Quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

Quy mô dự án     
     ​- Quy mô của dự án đầu tư được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C.
     - Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ (>100 ha; 50 – 10 ha; <50 ha).
     - Quy mô sử dụng khu vực biển được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển và giao khu vực biển để lấn biển, xả nước thải vào nguồn nước.
     - Quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Lưu ý: 
     Quy mô cần căn cứ phân loại Dự án theo tiêu chí pháp luật đầu tư công, tài nguyên biển, khoáng sản, tài nguyên nước.
     + Phân loại Dự án đầu tư công được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công ngày 06/04/2020 của Chính Phủ (cần rà soát theo quy định để xác định).
     + Luật tài nguyên biển: Nhận chìm ngoài 6 hải lý thẩm quyền của Bộ TNMT.
     + Luật khoáng sản, tài nguyên nước: khoáng sản kim loại, nước cho thủy điện từ 2MW trở lên thẩm quyền của Bộ TNMT.

Công suất của dự án 

     Công suất của Dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được chia thành 03 loại: lớn, trung bình, nhỏ (phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP). Như vậy các Dự án không thuộc loại hình nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không phân loại theo công suất lớn, trung bình, nhỏ.
Loại hình dự án
     - Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
     - Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.

b) Diện tích sử dụng đất, quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, giao khu vực biển

     - Có sử dụng đất của khu bảo tồn; di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.
     - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: đất lúa; khu bảo tồn; di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.
Lưu ý:
     
+ Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về 2 loại: sử dụng và chuyển đổi (sử dụng thì có diện tích lớn hơn so với diện tích chuyển đổi).
     + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai (≥ 10 ha: Thủ tướng; <10 ha thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).
     + Quy định về chuyển đổi đất lúa theo thẩm quyền để đồng bộ hệ thống pháp luật.

c) Yếu tố nhạy cảm về môi trường (Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

     - Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (phụ lục II) nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.
     - Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
     - Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
     - Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);
     - Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chứa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
     - Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

Lưu ý về yếu tố nhạy cảm:
     + Dự án thuộc Phụ lục II nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.
     + 
Chia thành 2 loại là sử dụng và chuyển đổi mục đích đối với khu bảo tồn, rừng tự nhiên.
     + Đối với đất lúa chỉ áp dụng tiêu chí chuyển đổi mục đích.

Phân loại dự án đầu tư nhóm I, II, III

     - Dự án nhóm I: cần thực hiện ĐTM sơ bộ; ĐTM cấp Bộ, giấy phép môi trường (nếu có).

     - Dự án nhóm II: phải làm ĐTM (trừ các dự án thuộc mục I Phụ lục IV); giấy phép môi trường (nếu có).

     - Dự án nhóm III: chỉ phải làm giấy phép môi trường (nếu có).

     - Chỉ đăng ký môi trường (trừ các dự án không phát sinh chất thải hoặc phát sinh ít chất thải, dự án bí mật quốc phòng, an ninh (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Luật BVMT) hoặc thuộc đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Phụ lục XVI Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

     Dựa theo các tiêu chí để đánh giá dự án thuộc đối tượng nào, từ đó thực hiện hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hay đăng ký môi trường.

2. Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

     Quy định tại Phụ lục II phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
TT Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
I Mức I
1
Làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại;
Sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO)
2 Sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu)
3 Sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế hoặc từ sinh khối
4 Sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón hóa học (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), hóa chất bảo vệ thực vật (trừ phối trộn, sang chiết)
5 Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi)
6 Sản xuất da (có công đoạn thuộc da); thuộc da
7
Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên
Lọc, hóa dầu
8
Nhiệt điện than
Sản xuất than cốc
Khí hóa than
II Mức II
9
Tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
Tái chế, xử lý chất thải nguy hại; phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
10 Mạ có công đoạn làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất
11 Sản xuất pin, ắc quy
12 Sản xuất xi măng
III Mức III
13 Chế biến mủ cao su
14
Sản xuất tinh bột sắn, bột ngọt
Sản xuất bia, nước giải khát có gas
Sản xuất cồn công nghiệp
15 Sản xuất đường từ mía
16
Chế biến thủy, hải sản
Giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp
Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp
17 Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử
   

Lưu ý các tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư:

     - Có thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không ? Nếu thuộc nhóm này cần lưu ý tiếp: thuộc nhóm công suất nào, có nằm trong nội thành, nội thị không ? Có những yếu tố nhạy cảm về môi trường nào khác không ?
     - Nếu không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì cần xem xét: quy mô sử dụng đất, đất có nước mặt; dự án thuộc nhóm nào theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; thẩm quyển khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giao khu vực biển; có những yếu tố nhạy cảm về môi trường nào ?

     Công ty Nguồn Sống Xanh là đơn vị tư vấn môi trường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến hồ sơ môi trường.
     Hãy liên hệ ngay qua Hotline 0909 773 264 (Ms.hải) để được tư vấn trực tiếp miễn phí về dịch vụ xin giấy phép môi trường giá rẻ
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Địa chỉ trụ sở chính:Lô L47, Đường NL12 và DL17, KĐT Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Địa chỉ chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 5100 127 – Hotline: 0909 773 264 (Ms. Hải)

Tác giả bài viết: Hoàng Lụa

Nguồn tin: nguonsongxanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây