CÁCH PHÂN LOẠI BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Thứ năm - 07/09/2017 08:35
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải là chất thải cần có biện pháp thu gom, xử lý thích hợp nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Tùy vào ngành nghề sản xuất, bùn thải từ quá trình xử lý sinh học, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải được phân loại là CTNH đối với các ngành như: sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ; xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác.

Đối với một số ngành nghề khác, bùn thải từ hệ thống XLNT chưa được phân định chắc chắn là CTNH đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không biết thu gom, xử lý như thế nào cho hợp lý. Với lượng bùn thải phát sinh lớn, nếu được xác định và thu gom như là CTNH sẽ gây tốn kém bởi chi phí để thu gom và xử lý CTNH thường lớn hơn nhiều so với chất thải thông thường và công tác thu gom, xử lý CTNH chỉ các đơn vị có chức năng được cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH thực hiện.

Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh qua bài viết này sẽ thông tin đến quy doanh nghiệp quy trình thực hiện để xác định bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải có phải là CTNH hay không đối với danh mục bùn thải chưa được phân định là CTNH theo quy định của Thông tư 36:2015/TT-BTNMT.
 

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

1. Nguyên tắc chung

Việc xác định bùn thải là chất thải nguy hại hay không phải căn cứ vào ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải được quy định cụ thể tại QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
Nếu kết quả phân tích mẫu của bùn thải cho thấy ít nhất một (01) thông số trong bùn thải vượt ngưỡng nguy hại tại bất cứ thời điểm lấy mẫu nào thì dòng bùn thải đó được xác định là

chất thải nguy hại.

2. Các thông số cần phân tích đối với mẫu bùn thải

- 15 thông số: Asen, Bari, Bạc, Cadimi, Chì, Coban, Kẽm, Niken, Selen, Thủy ngân, Crom VI, Tổng Xyanua, Tổng dầu, Phenol, Benzen được đánh giá đối với tất cả các loại bùn thải từ các quá trình xử lý nước.
 
- 18 thông số:  Asen, Bari, Bạc, Cadimi, Chì, Coban, Kẽm, Niken, Selen, Thủy ngân, Crom VI, Tổng Xyanua, Tổng dầu, Phenol, Benzen, Clobenzen, Toluen, Naptalen được đánh giá đối với bùn thải  từ quá trình xử lý nước của các ngành sản xuất đặc thù sau:
 
     + Lọc dầu, tái chế, tận thu dầu;
     + Sản xuất, điều chế, cung ứng nhựa, cao su tổng hợp và sợi nhân tạo;
     + Sản xuất, điều chế và cung ứng dược phẩm;
     + Sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất béo, xà phòng, chất tẩy rửa, sát trùng và mỹ phẩm;
     + Sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hóa chất tinh khiết và các hóa phẩm khác;
     + Sản xuất thủy tinh và sản phẩm thủy tinh;
     + Dệt nhuộm;
     + Sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng phẩm màu hữu cơ;
     + Sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ;
     + Sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ cơ bản.

- 26 thông số: Asen, Bari, Bạc, Cadimi, Chì, Coban, Kẽm, Niken, Selen, Thủy ngân, Crom VI, Tổng Xyanua, Tổng dầu, Phenol, Benzen, Clobenzen, Toluen, Naptalen, Clodan, 2,4-Diclophenoxy axeticaxit (2,4-D), Lindan, Metoxyclo, Endrin, Heptaclo, Metyl parathion, Parathion phải được phân tích đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước của ngành Sản xuất, điều chế, cung ứng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại bioxit hữu cơ khác. 

3. Phân loại bùn thải

Bùn thải của quá trình xử lý nước được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
     a) pH ≥12,5 hoặc pH ≤2;
     b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định tại bảng 1 có giá trị đồng thời vượt cả 2 ngưỡng Htc và Ctc
- Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc
Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:

 
cong thuc tinh htc

Trong đó,
     + H (ppm) là giá trị hàm lượng tuyệt đối cơ sở được quy định trong Bảng 1;
     + T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu bùn thải trên tổng khối lượng mẫu bùn thải.


- Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết (Ctc)

Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc của các thông số trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nước được quy định trong Bảng 1 sau:
 
Bảng 1. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) và ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết (Ctc) của các thông số trong bùn thải
TT Thông số Số CAS Công thức hóa học Hàm lượng tuyệt đối cơ sở H (ppm) Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc (mg/L)
1 Asen - As 40 2
2 Bari - Ba 2.000 100
3 Bạc - Ag 100 5
4 Cadimi - Cd 10 0,5
5 Chì - Pb 300 15
6 Coban - Co 1.600 80
7 Kẽm - Zn 5.000 250
8 Niken - Ni 1.400 70
9 Selen - Se 20 1
10 Thủy ngân - Hg 4 0,2
11 Crôm VI - Cr6+ 100 5
12 Tổng Xyanua - CN- 590 -
13 Tổng dầu - - 1.000 50
14 Phenol 108-95-2 C6H5OH 20.000 1.000
15 Benzen 71-43-2 C6H6 10 0,5
16 Clobenzen 108-90-7 C6H5Cl 1.400 70
17 Tolune 108-88-3 C6H5CH3 20.000 1.000
18 Naptalen 91-20-3 C10H8 1.000 -
19 Clodan 57-74-9 C10H6Cl6 0,6 0,03
20 2,4-Diclophenoxy axeticaxit (2,4-D) 94-75-7 C6H3Cl2OCH2COOH 100 5
21 Lindan 58-89-9 C6H6Cl6 6 0,3
22 Metoxyclo 72-43-5 C16H15Cl3O 200 10
23 Endrin 72-20-8 C12H6Cl6O 0,4 0,02
24 Heptaclo 76-44-8 C10H5Cl7 0,2 0,01
25 Metyl parathion 298-00-0 (CH3O)2PSO-C6H4NO2 20 1
26 Parathion 56-38-2 C10H14NO5PS 400 20
 


4. Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích và phân loại bùn thải


a) Đơn vị nào có chức năng thực hiện phân tích và xác định ngưỡng CTNH đối với bùn thải:

Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền chỉ định.
Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có trách nhiệm:
     - Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu làm cơ sở phân định và quản lý bùn thải;
     - Phải cử cán bộ có đủ năng lực tiến hành lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu kèm theo;
     - Phải áp dụng đúng nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp xác định quy định theo quy chuẩn này.
 
b) Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích và phân định bùn thải
 
     - Phải lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu vào mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động);
      - Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau.
     - Giá trị trung bình kết quả phân tích của mẫu được lấy để so sánh với giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc hoặc ngưỡng nguy hại theo nồng độ ngâm chiết Ctc để phân định bùn thải.

Quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu gom và xử lý

bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và báo giá thực hiện đánh giá tính chất nguy hại của bùn thải để có phương án xử lý thích hợp, tiết kiệm chi phí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Trụ sở chính: Ô 60, DL14, Khu đô thị Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0650 3555118 (Trụ sở chính); 0283 5100 127 (Chi nhánh)

Website: nguonsongxanh.vn
Email: greenlife@nguonsongxanh.vn
Hotline: 0909 773 264 (Ms Hải)
 

Tác giả bài viết: CH

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Ngọc Lan
      Ngọc Lan   ngoclanpte@gmail.com   06/08/2021 15:17

    Cty vui lòng gửi báo giá phân tích 16 chỉ tiêu bùn thải theo QCVN 50:2013 vào mail ngoclanpte@gmail.com giúp mình nhé, công ty tại Long Khánh - Đồng Nai.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây