Hiện nay, môi trường là một vấn đề được toàn nhân loại đặc biệt quan tâm. Về vấn đề ô nhiễm môi trường, ta thường nghe nhiều ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí. Còn một thành phần môi trường cũng đang bị ô nhiễm nặng là môi trường đất.
Việt Nam là nước nông nghiệp, vì thế việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất là rất quan trọng. Vì thế, ngày 14/02/2015 Chính Phủ cho ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường có quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ các công đoạn, khu vực phát sinh yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; phát hiện kịp thời, cô lập và xử lý các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất khi có dấu hiệu ô nhiễm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ sở phải thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất định kỳ, báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Cơ sở xử lý chất thải;
+ Cơ sở khai thác khoảng sản;
+ Cơ sở sản xuất hóa chất và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dich vụ có sử dụng hóa chất độc hại thuộc Danh mục thực hiện quan trắc chất phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Khi chuyển quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu người chuyển quyền sử dụng đất cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất tại khu vực thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
4. Các cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường đất định kỳ, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại phải thực hiện việc đánh giá chất lượng môi trường đất; công bố thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất. chất lượng môi tường đất phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường xác nhận phù hợp với mục đích sử dụng đất ở, đất thương mại. trong trường hợp chất lượng đất không phù hợp với mục đích đất ở, đất thương mại, người đang sử dụng đất và người sử dụng đất cho mục đích đất ở, đất thương mại phải có phương án xử lý môi trường đất phù hợp với mục đích sử dụng.
5. Việc kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được thực hiện như sau:
+ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động tới môi trường từ nguồn phát sinh;
+ Thường xuyên theo dõi, giám sát;
+ Kịp thời cô lập và xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm môi trường.
6. Các khu vực đất bị ô nhiễm thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước bao gồm:
+ Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh;
+ Khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;
+ Khu vực ô nhiễm môi trường đất nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm.
Công ty Nguồn Sống Xanh chuyên tư vấn hồ sơ môi trường, tư vấn xử lý chất thải, tư vấn về điện, xây dựng, ... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Hotline:
0919.249.077 (Mis.Yến)