Hiện nay, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở Việt Nam, để nước ta trở thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản không chỉ khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái ven biển như đầm, phá, hệ sinh thái vùng cửa sông, hồ, nước mặn ven biển mà còn giải quyết việc làm và tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân, cung cấp một nguồn lợi thủy sản lớn cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch từ diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra với quy mô lớn ở vùng ven biển, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta, làm gia tăng xâm nhập mặn nghiêm trọng, cùng với đó là các chất thải từ thức ăn thủy sản không được các loài tôm, cá sử dụng hết được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa vào môi trường. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản còn gánh chịu rủi ro từ các yếu tố bên ngoài như: các chất từ các ngành sản xuất khác như chất thải từ nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ), chất thải từ các ngành công nghiệp (hóa chất, kim loại nặng) chưa được xử lý đạt quy chuẩn cho phép đã xả thải vào nguồn nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản; tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, tình trạng đất đai bị nhiễm phèn, mặn hóa đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân khi mà tình trạng các ao hồ nuôi tôm, cá chết hàng loạt trong thời gian qua.
Nuôi trồng thủy sản cần định hướng phát triển theo hướng bền vững để đem lại nguồn lợi lớn cũng như bảo vệ môi trường ao, hồ nuôi đảm bảo cho đời sống của các loài thủy sản, không gây ô nhiễm đến chất lượng nguồn nước, bởi nước là yếu tố quan trọng đối với đời sống sinh vật. Bảo vệ môi trường là tất yếu cho sự phát triển của hoạt động nuôi truồng thủy sản.
Điều 71, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Không được sử dụng thuốc thú y, thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng, bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về chất thải.
4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
- Chất thải phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật;
- Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
5. Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển.
6. Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh chuyên tư vấn thủ tục môi trường bao gồm lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước mặt, hồ sơ xả thải và các loại hồ sơ môi trường khác với thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý nhất.
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn giải pháp bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
Hotline: 0919.249.077 (Mis.Yến)