Khi vấn đề môi trường trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội, công tác bảo vệ môi trường càng được quan tâm hàng đầu, những quy định về bảo vệ môi trường cũng được siết chặt hơn và những đợt thanh tra, kiểm tra về môi trường tại các cơ sở trở thành kế hoạch không thể thiếu hàng năm của cơ quan quản lý ở mỗi địa phương.
Thế nên, một ngày gần đây, doanh nghiệp bạn được nhắc nhở về việc thực hiện các thủ tục môi trường. Bạn cảm thấy bất ngờ, cảm thấy vấn đề này thật xa lạ. Bởi lẽ, cơ sở của bạn đã đăng ký hoạt động và hoạt động từ rất lâu nhưng nay bạn mới biết đến vấn đề này.
Bạn hoang mang khi được yêu cầu lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Bạn không biết nó là gì? Quy định từ đâu và thực hiện như thế nào? Và bạn tìm đến internet cùng với bài viết của chúng tôi.
Nguồn Sống Xanh sẽ chia sẻ cùng bạn vấn đề này như sau:
QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
Ngày 14 tháng 02 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này quy định về việc lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Tuy sử dụng hai từ “đơn giản” nhưng việc lập nội dung này cũng đồi hỏi người thực hiện phải hiểu luật và công tác lập đề án phải tuân theo những quy định đã được ban hành. Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định cụ thể tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT như sau:
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì
Là một loại hồ sơ môi trường được quy định tại Điều 22 Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được nêu tại Điều 10 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT và quy định cụ thể tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này là các cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 04 năm 2015 với các trường hợp sau:
- Có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP) nhưng chưa có một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung; Giấy xác nhận đăng ký đạt chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Thẩm định đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Điều 12 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định thẩm quyền xác nhận đề án đơn giản là một trong các đơn vị sau:
- Sở Tài Nguyên và Môi trường xác nhận đối với các trường hợp:
+ Cơ sở nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên;
+ Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
+ Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đối với các trường hợp còn lại.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản.
Hồ sơ đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Theo Điều 11 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hồ sơ đăng ký đề án đơn giản gồm:
- 01 văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- 03 bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
+ Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
+ Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
Nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Tóm tắt về cơ sở (Bao gồm tên cơ sở, chủ cở sở, vị trí, quy mô,…)
- Các nguồn chất thải, các tác động môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Kế hoạch quản lý môi trường.
- Cam kết, kiến nghị của cơ sở.
Thời hạn xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nguồn Sống Xanh là đơn vị tư vấn môi trường uy tín với chi phí hợp lý nhất. Chúng tôi chuyên tư vấn lập:
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản nhà hàng
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản chợ
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản chăn nuôi
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản nhà trọ
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản xưởng gỗ
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản phòng khám đa khoa
......
Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí thủ tục lập, xin xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản hãy liên hệ chúng tôi.
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Trụ sở chính: Ô 60, DL 14, Khu đô thị Mỹ Phước 3, Thị xã Bến Cát, Bình Dương.
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0650.3555.118 (Trụ sở chính); 028.35 100 127 (Chi nhánh)
Website: www.nguonsongxanh.vn
Email: greenlife@nguonsongxanh.vn
Hotline: 0909 773 264 (Ms.Hải)
Chào công ty,
Công ty tôi hiện đang sản xuất gia công sản phẩm may mặc với công suất 200.000 sản phẩm/năm, Mới đây, Phòng Tài nguyên và Môi trường đến kiểm tra và yêu cầu chúng tôi phải thực hiện đăng ký hồ sơ môi trường. Quý công ty có thể tư vấnđối với trường hợp chúng tôi cần phải thực hiện hồ sơ gì? Xưởng sản xuất của chúng tôi đi vào hoạt động từ cuối năm 2015.
@Hồng Nhung Chào bạn!
Căn cứ theo các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, với ngành nghề sản xuất gia công sản phẩm may mặc, công suất 200.000 sản phẩm/năm, cơ sở đã đi vào hoạt động, hồ môi trường công ty bạn cần làm là:
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết nếu hoạt động sản xuất có công đoạn giặt tẩy.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản nếu hoạt động sản xuất không có công đoạn giặt tẩy.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành chỉ phê duyệt và xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các dự án đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015. Vì trường hợp của công ty bạn hoạt động vào cuối năm 2015 nên cần chờ hướng dẫn mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện thủ tục này.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động công ty bạn có thể phải lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, giấy phép khai thác nước, giấy phép xả thải, báo cáo môi trường định kỳ, ... tùy theo hiện trạng môi trường tại công ty. Bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc gọi đến số 0909 773 264 chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
Cám ơn bạn đã quan tâm.