Việt Nam là một trong những nước có ngành chế biến thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành này đã góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tuy nhiên tiêu cực mà nó đem lại là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Do đặc trưng của ngành này là lượng nước sử dụng cho quá trình rửa và sơ chế nguyên liệu rất lớn.
1/ Thành phần nước thải nhà máy chế biến thủy sản
Dựa theo nguồn gốc phát sinh có thể phân nước thải thành 2 loại:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh của các bộ công nhân viên nhà máy
+ Các chất rắn lơ lửng;
+ Chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học;
+ Các vi sinh vật gây bệnh;
+ Các chất dinh dưỡng N, P;
- Nước thải sản xuất: từ quá trình rửa và sơ chế nguyên liệu: Trong nước thải chứa chủ yếu các mảnh thịt vụn, nội tạng các loại thuỷ sản, ngoài ra trong nước thải còn chứa các loại vảy cá, mỡ cá … chứa hàm lượng BOD, Nitơ cao do đó nguồn nước thải thường xuyên có mùi hôi tanh.
2/ Nhu cầu nước sử dụng
3/ Thành phần các chất ô nhiễm
Chỉ tiêu ô nhiễm |
Đơn vị |
Gía trị điển hình |
Cột B QCVN 11:2015 |
pH |
- |
6,9 |
5,5 – 9 |
TSS |
mg/l |
290 |
100 |
BOD5 |
mg/l |
1450 |
50 |
COD |
mg/l |
2050 |
150 |
Tổng N |
mg/l |
90 |
60 |
Tổng P |
mg/l |
15 |
20 |
Coliforms |
MPN/100ml |
105 |
5000 |
5/ Thuyết minh công nghệ
Nước thải sinh hoạt được dẫn chung vào hệ thống thoát nước chung đến trạm xử lí nước thải. Đầu tiên nước thải chạy qua song chắn rác để loại bỏ rác thô, có kích thước lớn. Rác thải sau đó được đem đi chôn lấp. Nước tiếp tục chảy vào bể điều hòa, có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, bể điều hòa được cấp khí nhằm mục đích xáo trộn nước thải và tránh phân hủy kị khí gây mùi hôi. Sau đó nước thải đi tiếp vào bể UASB, dựa vào các vi sinh vật kị khí để làm giảm nồng độ BOD và COD trong nước thải. Bùn phát sinh trong quá trình phân hủy kị khí được dẫn đến bể nén bùn. Nước thải đi tiếp vào bể MBBR, bể sinh học hiếu khí có chứa giá thể lơ lửng, được cấp khí để diễn ra quá trình sinh học hiếu khí của vi sinh vật. Lớp vi sinh vật bám dính phía ngoài giá thể sẽ diễn ra quá trình sinh học hiếu khí, ở giữa sẽ diễn ra sinh học thiếu khí và lớp trong cùng sẽ phân hủy kị khí, làm giảm nồng độ BOD, COD và N, P. Vi sinh vật lớp trong cùng sau một thời gian sẽ chết đi do không đủ chất dinh dưỡng và sẽ tách ra, những vi sinh vật còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển. Nước thải tự chảy vào bể lắng 2, tất cả bùn dư sẽ được thải bỏ đến bể nén bùn. Nước thải cuối cùng đi đến bể khử trùng, bằng clo và thải ra nguồn tiếp nhận, đạt tiêu chuẩn cột B, QCVN 11:2015/BTNMT. Bùn trong bể chứa bùn được đưa đến máy ép bùn để tách nước, nước sau đó được đưa trở về bể điều hòa để tiếp tục xử lí. Bùn sau khi tách nước được dùng để làm phân compost.
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Trụ sở chính : Ô 60, DL 14, Khu đô thị Mỹ Phước 3, Thị xã Bến Cát, Bình Dương.
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0650.3555.118 (Trụ sở chính); 08.35 100 127 (Chi nhánh)
Website: http://www.nguonsongxanh.vn
Email: moitruongnguonsongxanh@gmail.com
Hotline: Tư vấn công nghệ xử lý 0909 773 264 (Ms.Hải)