XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ

Thứ năm - 01/03/2018 01:41

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ


Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa giúp cho nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể với hàng loạt các khu công nghiệp đã ra đời. Rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột mì với công nghệ hiện đại được xây dựng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu của sản phẩm tinh bột mì, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
 
Bên cạnh những lợi ích do ngành công nghiệp chế biến tinh bột mì đem lại, thì lượng nước thải do các nhà máy này thải ra là một vấn đề đáng lo ngại do lưu lượng nước thải lớn và nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ rất cao. Loại nước thải công nghiệp này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu không được xử lý triệt để.

1. Quy trình chế biến tinh bột mì

 

2. Các nguồn phát sinh nước thải

- Nước thải công nghiệp của nhà máy phát sinh trong khâu bóc vỏ, rửa, tách dịch bào và nước thải sinh hoạt của công nhân.
 
- Nước rửa: Nước thải chủ yếu là từ quá trình rửa (đất cát, chứa ít thành phần hữu cơ).

- Nước thải sản xuất: Chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lững, phát sinh từ công đoạn băm, mài, tách dịch bào, tách xác và ly tâm, lọc tinh....

 

3. Thành phần, tính chất  nước thải chế biến tinh bột mì

Thành phần và tính chất nước thải chế biến tinh bột mì

Nước thải từ công đoạn rửa củ: là nước thải từ công đoạn rửa, loại bỏ phần rễ, lớp vỏ và đất cát bám trước khi đưa váo máy nghiền. Lượng nước thải từ công đoạn rửa củ chiếm đến 42% tổng lượng nước thải của nhà máy. Có pH từ 5 – 5,6; hàm lượng SS cao dao động từ 220 – 3.300 mg/l, COD từ 320 – 550 mg/l. Loại nước thải này ít gây ô nhiễm nên thông thường nó được đưa qua bể lắng sơ bộ trước khi thải ra ngoài

Nước thải từ công đoạn tách tinh bột về mặt cảm quan nước thải có màu trắng ngà, đục, bốc mùi chua nồng, có pH từ 4,5 – 5,5 và sau một thời gian ngắn giảm chỉ còn 3,5 – 4,5; nước thải tách tinh bột chứa hàm lượng chất hữu cơ khá cao, COD từ 7.000 – 14.500 mg/l, hàm lượng SS cao dao động từ 500 – 3.000 mg/l, hàm lượng N-NH3 cũng tương đối cao từ 45 – 75 mg/l, Phosphat tổng từ 10 – 45 mg/l, hàm lượng CN- trong khoảng 20 – 30 mg/l. Nước thải từ công đoạn tách tinh bột có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao, chủ yếu là các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học nên đây là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường.

Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong nguyên liệu củ mì tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà máy sản xuất bột mì. Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất bột mì có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD),… với nồng độ rất cao. Đặc biệt trong nước thải tinh bột mì có chứa thành phần Cyanua - là chất độc bất lợi trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, vì thế cần phải loại bỏ CN– trước khi đi vào xử lý sinh học.

4. Những tác động đến môi trường nước của nước thải chế biến tinh bột mì

Độ pH

Độ pH của nước thải quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận do các loại vi sinh vật có tự nhiên trong nước bị kiềm hãm phát triển. Ngoài ra, khi nước thải có tính axit sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao đổi chất tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống.

Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao

Nước thải chế biến tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxi hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxi hòa tan giảm không chỉ làm suy kiệt nguồn tài nguyên thủy hải sản mà còn làm giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

Hàm lượng chất lơ lửng cao

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất đi vẻ mỹ quan mà còn làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.

Hàm lượng chất dinh dưỡng cao

Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng chất lượng nguồn nước cấp.

Ngoài ra amonia rất độc đối với tôm, cá dù nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2-3 mg/l nên tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ amonia không được vượt quá 1 mg/l.

Ở nước ta hiện nay đã có một số công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì theo phương pháp sinh học kị khí UASB, keo tụ kết hợp bùn hoạt tính hoặc xử lý bằng hệ thống các hồ sinh học kị khí kết hợp hiếu khí. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào thành công, nguyên nhân chính có thể là do chưa quan tâm đến việc khử CN–. Ngoài ra, công nghệ xử lý còn yêu cầu chi phí đầu tư và vận hành thấp nhất do hiệu quả kinh tế của loại hình sản xuất này không cao.


Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì.

5. Công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì

 

Thuyết minh công nghệ

Nước thải chế biến tinh bột mì sẽ được dẫn xuống hầm Biogas. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản như CH4, CO2, H2S. Khí Biogas sinh ra được thu hồi cho mục đích hoạt động riêng của cơ sở sản xuất. 
Nước thải từ hầm Biogas sẽ đưa qua bể Anoxic. Trong bể Anoxic được trang bị máy khuấy với nhiệm vụ khuấy trộn dòng nước liên tục với một tốc độ ổn định nhằm tạo ra môi trường thiếu oxy, giúp vi sinh vật thiếu khí phát triển. Tiếp theo nước thải được đưa qua bể Aerotank
Bể Aerotank: VSV hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản dưới điều kiện được cung cấp oxi đầy đủ. Quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố: pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của nước thải.
Bể lắng sinh học: quá trình phân tách nước và bùn hoạt tính được diễn ra tại đây. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể dưới tác dụng của trọng lực, phần nước trong theo máng tràn chảy ra hồ hoàn thiện. Một phần bùn hoạt tính được thu gom về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn hoạt tính được đưa về bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể.
Nước sau bể lắng sinh học tiếp tục được xử lý hóa lý. Hóa chất keo tụ tạo bông và trợ keo tụ sẽ được bổ sung nhằm giúp quá trình lắng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng được đưa về bể chứa bùn. Phần nước trong sau lắng tiếp tục được dẫn sang bể chứa trung gian 
Nước thải từ bể chứa trung gian sẽ được dẫn qua bể khử trùng. Hóa chất khử trùng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và được xả vào nguồn tiếp nhận.


Ưu điểm của công nghệ:
- Chi phí đầu tư, xây dựng, vận hành và bảo trì thấp;
- Hiệu quả xử lý cao;
- Phù hợp với các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao;
- Thiết bị đơn giản, chiếm ít diện tích xây dựng;
- Có thể nâng công suất xử lý của nhà máy;
- Không gây ra ô nhiễm thứ cấp;
- Có tính ổn định cao trong quá trình xử lý.

Liên hệ Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn về
hồ sơ môi trườngthiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Địa chỉ: Ô 60, DL 14, KĐT Mỹ Phước 3, P Thới Hòa, Tx Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp HCM
Điện thoại 0283 5100127/ 02743 555 118 hoặc
0931343475/0909773264
Web: www.nguonsongxanh.vn và www.khoahocmoi.vn
 

Tác giả bài viết: YBC

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Dũng
      Dũng   dung66vinhtien@mgail.com   08/08/2021 23:46

    nhà máy mình ở Đồng Nai có nhu cầu lắp đặt xử lý nước thải ,liên hệ báo giá qua số 0906.058.733

  • Kim Ba
      Kim Ba   tantruonghung@gmail.com   03/03/2018 03:20

    Chào Công ty
    Hiện chúng tôi đang có hệ thống xử lý nước thải công suất 3.000 m3/ngày.
    Tuy nhiên chi phí sử dụng hóa chất khá cao + nước đầu ra COD, Nito, P chưa đạt!
    Không biết công nghệ trên có đạt các chỉ tiêu trên hay không?
    Nhờ Công ty tư vấn giúp!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,670
  • Tháng hiện tại34,647
  • Tổng lượt truy cập4,258,363
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây