GIẤY PHÉP XẢ THẢI
- Thứ sáu - 21/07/2017 22:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giấy phép xả thải là gì
Tại sao phải xin giấy phép xả thải
Quy định về giấy phép xả thải
Thủ tục xin cấp giấy phép xả thải
Đây là những câu hỏi mà đội ngũ tư vấn của Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh thường xuyên nhận được từ khách hàng. Chúng tôi qua bài viết này sẽ giới thiệu đến Quý doanh nghiệp thông tin liên quan đến một loại giấy phép trong lĩnh vực Tài nguyên nước mà các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải vào nguồn nước tiếp nhận là Giấy phép xả thải.
Căn cứ pháp lý xin giấy phép xả thải
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014.
+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
+ Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Tại sao phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
+ Giấy phép xả thải là hồ sơ pháp lý quan trọng đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải, giúp doanh nghiệp nắm bắt được chất lượng, lưu lượng nguồn nước xả thải từ đó đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả, đạt quy chuẩn cho phép;
+ Giấy phép xả thải sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý biết được nguồn gốc xả nước thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận; tạo dữ liệu để đối chiếu, kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn tiếp nhận từ đó giúp cho công tác quản lý môi trường của nhà nước đối với doanh nghiệp tốt hơn.
Đối tượng phải lập hồ sơ xin giấy phép xả nước thải
Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước.
Đối tượng bắt buộc phải lập giấy phép xả thải và đối tượng được miễn lập giấy phép xả thải
Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép xả nước thải
Nội dung công việc lập hồ sơ xin giấy phép xả nước thải như sau:
+ Doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải với công suất phù hợp với lưu lượng xả thải và đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn chất lượng nước thải hiện hành.
+ Phải lắp đặt đồng hồ kiểm tra lưu lượng xả thải hàng ngày để có căn cứ lập hồ sơ xin giấy phép xả thải với lưu lượng nhất định.
+ Hồ sơ xin giấy phép xả thải gồm:
- Đơn xin đề nghị cấp phép theo quy định của 27/2014/TT-BTNMT.
- Đề án/báo cáo xả thải vào nguồn nước;
- Bản hướng dẫn vận hành, thuyết minh công nghệ, bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước thải;
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý nước thải, kết quả phân tích chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải như: sông, ao hồ, kênh rạch…
+ Số lượng hồ sơ gồm: 2 bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải kèm theo hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn theo quy định của Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT.
+ Sau khi tiếp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra thực tế và lấy 01 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý kiểm chứng. Nếu mẫu nước thải đạt quy chuẩn cho phép hiện hành thì trong vòng 45 ngày làm việc sẽ cấp giấy phép xả nước thải.
Cơ quan cấp giấy phép xả thải
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp:
- Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản
- Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp xả thải với lưu lượng dưới quy định thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể theo thông tin sau: