Tư Vấn Môi Trường
0909 773 264 (Ms. Hải)
Email: greenlife@nguonsongxanh.vnTư Vấn Công Nghệ
0979 169 167 (Ms. Hải)
Email: kythuat@nguonsongxanh.vnTư Vấn Bán Hàng
0989764780 (Mr. Minh)
Email: greenlife@nguonsongxanh.vnNgành sản xuất chế biến thực phẩm với sự đa dạng về sản phẩm như mì ăn liền, cháo dinh dưỡng, thức ăn nhanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu bia, dầu thực vật, chế biến đồ hộp, ... trong những năm gần đây đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp cũng như sự tăng trưởng kinh tế nói chung.
Để đạt được những thành tựu này, các nhà đầu tư đã tận dụng nguồn lao động trẻ, vị trí địa lý thuận lợi và các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế.
Đồng thời, quá trình phát triển cũng đặt ra những áp lực nhất định lên môi trường, một trong số đó là môi trường nước. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, việc xử lý các nguồn ô nhiễm là hết sức cần thiết đối với ngành thực phẩm, đặc biệt là xử lý nước thải sản xuất thực phẩm.
Nước thải nhà máy sản xuất thực phẩm thường phát sinh từ các nguồn sau đây
- Nước thải từ quá trình rửa và sơ chế nguồn nguyên liệu đầu vào;
- Nước thải từ việc vệ sinh nhà xưởng, thiết bị sản xuất chế biến thực phẩm;
- Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại các nhà máy chế biến thực phẩm;
- Nước thải từ quá trình xả đáy lò hơi (nếu có).
Với nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng, ngành sản xuất thực phẩm có lưu lượng nước thải tương đối lớn và ổn định với thành phần ô nhiễm tương đối phức tạp:
- Nước thải nhà máy thực phẩm chứa hàm lượng chất ô nhiễm Nitơ, Phospho, các thành phần hữu cơ tương đối cao và ít các chất độc hại.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào là động vật (heo, bò, gà, cá, hải sản,...) thì nước thải sản xuất chế biến thực phẩm sẽ chứa hàm lượng protein, chất béo và dầu mỡ cao.
- Nồng độ các thành phần COD, TSS, vi khuẩn, BOD, T-N, T-P,... trong nước thải khá cao.
- Một số loại thực phẩm chứa độ mặn, độ màu, tinh bột cũng ảnh hưởng đến thành phần ô nhiễm của nước thải sản xuất thực phẩm.
So sánh thành phần ô nhiễm của nước thải sản xuất chế biến thực phẩm chưa xử lý với các quy chuẩn môi trường đang được áp dụng như sau:
STT |
Thông số ô nhiễm | Đơn vị |
Giá trị
quan trắc
|
QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | - | 3 - 5 | 6 – 9 | 5,5 - 9 |
2 | TSS | mg/l | 1.500 – 1.800 | 50 | 100 |
3 | BOD5 | mg/l | 2.000 – 2.200 | 30 | 50 |
4 | COD | mg/l | 3.500 – 4.400 | 75 | 150 |
5 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 25 - 45 | 5 | 10 |
6 | Tổng Nitơ (tính theo N) | mg/l | 30 - 70 | 20 | 40 |
7 | Tổng Photpho (tính theo P) | mg/l | 10 – 12 | 4 | 6 |
8 | Dầu mỡ | mg/l | 150 - 200 | 5 | 10 |
Như vậy, nguồn nước thải nhà máy sản xuất thực phẩm chứa lượng lớn chất ô nhiễm, nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước của khu vực xung quanh.
Quý khách hàng đang có nhu cầu thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất thực phẩm, hãy liên hệ Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn, báo giá tốt nhất hiện nay.
Xử lý nước thải nhà máy thực phẩm là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải ban đầu bằng các công đoạn xử lý cơ học, hóa lý, hóa học, sinh học để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt các tiêu chuẩn chất lượng về môi trường. Các công đoạn xử lý cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để đem lại hiệu quả xử lý tốt nhất.
Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để xuất công nghệ xử lý nước thải đối với các nhà máy sản xuất thực phẩm như sau:
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại và nước thải sản xuất thực phẩm sẽ được thu gom về bể tiếp nhận.
- Bể tiếp nhận: được sử dụng nhằm mục đích thu gom nước thải từ các khu vực phát sinh về hệ thống xử lý nước thải. Bể tiếp nhận được thiết kế kết hợp bể lắng sơ bộ 3 ngăn có đặt song chắn rác thô nhằm giữ lại các chất rắn lẫn trong nước thải, tránh sự cố về máy bơm và các công đoạn phía sau của hệ thống xử lý nước thải sản xuất thực phẩm. Nước thải từ bể tiếp nhận sẽ được bơm lên bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
- Bể điều hòa: có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải nhờ hệ thống máy thổi khí giúp xáo trộn đều nước thải, hạn chế lắng cặn và phân hủy kỵ khí trong bể. Sau đó, nước thải được bơm lên cụm bể hóa lý.
- Bể keo tụ: sử dụng bơm hóa chất để châm dung dịch NaOH giúp điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (6,0 – 6,5) của quá trình phản ứng keo tụ. Đồng thời hóa chất trợ keo tụ (PAC) cũng được bơm định lượng hóa chất châm song song. Các motor khuấy trộn hoạt động ở tốc độ thích hợp tạo điều kiện tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải để giúp các phản ứng keo tụ các chất ô nhiễm diễn ra thuận lợi. Sau đó, nước thải tự chảy vào bể tạo bông để tiếp tục xử lý.
- Bể tạo bông: tại bể tạo bông, hóa chất polymer được bơm hóa chất châm vào để tăng sự kết dính giữa các bông cặn và tăng hiệu quả tuyển nổi. Motor khuấy hoạt động ở tốc độ thích hợp tạo điều kiện tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải để các phản ứng diễn ra tốt nhất.
- Bể tuyển nổi của hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm:
+ Tại bể tuyển nổi, các bọt khí được tạo ra từ quá trình hòa tan không khí trong nước và sự thay đổi áp suất đột ngột làm tăng hiệu quả tách các cặn lơ lửng, tách các váng dầu nổi, dầu hòa tan, giúp giảm lượng chất hữu cơ và tăng hiệu quả xử lý cho các công trình xử lý xử lý phía sau.
+ Thiết bị gạt tự động của bể tuyển nổi sẽ loại bỏ lượng cặn nổi trên bề mặt và dẫn về bể chứa bùn để thu gom, xử lý thải bỏ theo quy định.
- Bể trung gian 1 là nơi tiếp nhận nước thải từ bể tuyển nổi nhằm điều hòa về lưu lượng, ổn định pH cho hệ thống xử lý nước thải thực phẩm trước khi bơm vào bể sinh học kỵ khí.
- Bể kỵ khí (tùy vào COD đầu vào cụ thể để quyết định có bổ sung công đoạn này hay không)
+ Bể kỵ khí USAB sử dụng phương pháp dòng chảy ngược để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải nhờ sự hoạt động của các chủng vi sinh vật kỵ khí. Quá trình phản ứng sinh ra khí sinh học biogas là nguồn nguyên liệu đốt có giá trị kinh tế cao.
+ Nước thải được tiếp tục dẫn qua bể thiếu khí Anoxic để xử lý.
- Bể thiếu khí Anoxic:
+ Bể Anoxic được lắp đặt các motor khuấy với tốc độ phù hợp nhằm khuấy trộn dòng nước tạo môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí tăng trưởng.
+ Tại bể Anoxic sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa nitrat NO3- thành nitơ tự do N2 để khử nitơ có trong nước thải. Hàm lượng N tổng có trong nước thải được giảm xuống mức cho phép. Nước thải sau đó chảy vào bể hiếu khí FBR.
- Bể hiếu khí FBR:
+ Bể sinh học hiếu khí phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O nhờ sự hoạt động của các chủng vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện thổi khí liên tục. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trưởng, phát triển, tạo ra lượng bùn, sinh khối mới.
+ Một phần bùn từ bể sinh học hiếu khí được bơm tuần hoàn về bể Anoxic để thực hiện quá trình khử nitrate.
+ Nước thải ra khỏi bể sinh học hiếu khí sẽ chảy về bể lắng sinh học.
- Bể lắng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải thực phẩm: diễn ra quá trình lắng tách pha nước và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Một phần bùn được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí để bổ sung cho quá trình xử lý, phần còn lại được bơm về bể chứa bùn.
- Bể chứa bùn: bùn tại bể chứa bùn được xử lý bằng các máy ép bùn, phần nước tách pha được dẫn về bể tiếp nhận để tiếp tục xử lý.
- Bể trung gian 2 của trạm xử lý nước thải nhà máy thực phẩm là nơi tiếp nhận nước thải sau bể lắng sinh học nhằm ổn định lưu lượng và pH trước khi bơm vào bồn lọc áp lực.
- Bồn lọc áp lực: nước từ bể trung gian 2 được bơm lọc áp lực bơm lên bồn lọc, trong bồn lọc được sắp xếp các lớp vật liệu lọc (sỏi, cát, than hoạt tính) nhằm lọc phân tách các thành phần tạp chất còn lại trong nước trước khi nước thải chảy về bể khử trùng.
- Bể khử trùng: tại đây bơm hóa chất châm thêm các hóa chất khử trùng như dung dịch Chlorine giúp loại bỏ các vi sinh vật còn sót lại và nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải sản xuất thực phẩm thải ra nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNTM).
Tùy thuộc vào tính chất nước thải mà công nghệ xử lý nước thải có thể thay đổi phù hợp. Liên hệ 0909 773 264 (Ms. Hải) để được tư vấn lắp đặt trạm xử lý nước thải thực phẩm chất lượng nhất.
Lựa chọn đơn vị thi công lắp đặt uy tín với chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải hợp lý là một trong những điều kiện tiên quyết giúp trạm xử lý nước thải đạt được hiệu quả.
Nguồn Sống Xanh cung cấp dịch vụ thi công hệ thống xử lý nước thải chất lượng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TpHCM, Long An và các khu vực lân cận với:
- Đội ngũ thi công kinh nghiệm, tổ chức lắp đặt chuyên nghiệp sẽ mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng trong quá trình hợp tác.
- Phương án thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhà máy thực phẩm phù hợp với điều kiện cụ thể tại dự án về mặt bằng diện tích xây dựng, khả năng đầu tư, yếu tố thẩm mỹ, đi lại,...
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiệu quả đạt các quy chuẩn môi trường hiện hành, thao tác vận hành, bảo trì đơn giản.
- Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thực phẩm được đảm bảo chất lượng từ máy móc thiết bị sử dụng, bơm nước thải, đường ống thu gom và dẫn nước thải, tủ điện, các thiết bị điều khiển, ... chính hãng được cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín trên thị trường.
- Chính sách bảo hành trạm XLNT thực phẩm với nhiều ưu đãi cho khách hàng.
Để lựa chọn phương án thiết kế thi công và đơn vị lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất thực phẩm chuyên nghiệp phù hợp với nhà máy sản xuất của quý doanh nghiệp với giá cả cạnh tranh nhất, hãy liên hệ Nguồn Sống Xanh qua hotline 0909 773 264 tư vấn miễn phí ngay hôm nay.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Tác giả bài viết: KN
Nguồn tin: nguonsongxanh.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn