QUY ĐỊNH VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

Thứ hai - 12/12/2016 16:37
           Ngày 29/04/2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm theo Thông tư này quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN 62-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06 năm 2016. Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh xin trích dẫn nội dung chính của QCVN 62-MT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi để Quý công ty, doanh nghiệp hoạt động liên quan được nắm bắt kịp thời những quy định mới của quy chuẩn.
           QCVN 62-MT quy định Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
           Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.
           Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trụng.
           Nước thải chăn nuôi là nước thải công nghiệp xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình.
           Nước thải sinh hoạt của cơ sở chăn nuôi khi nhập vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì tính chung là nước thải chăn nuôi.
           Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
           Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
C là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi được quy định tại Bảng 1 sau đây:
QCVN26 1
  • Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
  • Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
  • Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
          Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, rạch; kênh, mương;
           Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, rạch; kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
QCVN 62 2
          Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng thủy văn).
Hệ số Kq ứng với dung tích nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
QCVN 62 3
          V được tính theo giá trị trung bình của dung tích hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng thủy văn).
Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, kênh, rạch, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6.
          Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.
          Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq = 1.
          Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3.
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
QCVN 62 4
           Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
           Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số Kf đang áp dụng, cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số Kf
Lưu ý: Quy định kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5 m3/ngày
           Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
           Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia.
           Mọi thông tin chi tiết về các quy định liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vui lòng liên hệ Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Môi trường Nguồn Sống Xanh.
Hotline: 0909 773 264 (Ms Hải)

Tác giả bài viết: CH

Nguồn tin: CH

Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây