QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI THEO NGHỊ ĐỊNH 38/2015/NĐ-CP
- Thứ ba - 06/09/2016 08:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu. Chương V của Nghị định Quy định về Quản lý nước thải bao gồm các hoạt động thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận, quan trắc việc xả nước thải,
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu. Chương V của Nghị định Quy định về Quản lý nước thải bao gồm các hoạt động thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận, quan trắc việc xả nước thải, quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải, sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải, nguồn lực cho quản lý nước thải. Bên cạnh đó, Nghị định này cũng khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.Quy định chi tiết về Quản lý nước thải được trình bày sau đây:
Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải
1. Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc xả nước thải phải được quản lý kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo lưu vực.
3. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.
Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
1. Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau:
a. Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;
b. Bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề;
c. Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định. Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
1. Việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nguồn nước tiếp nhận phải đảm bảo thống nhất theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc theo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương.
2. Các nguồn nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải được điều tra, đánh giá thường xuyên.
3. Việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận được quản lý phù hợp với sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải theo quy định.
Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
1. Hoạt động xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp phải được quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
2. Các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát), phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả thải dưới 1.000 m3/ngày đêm (không bao gồm nước làm mát) và có nguy cơ tác hại đến môi trường lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động liên tục.
Điều 40. Quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải
1. Nước thải sau xử lý phải được thu gom cho mục đích tái sử dụng hoặc xả thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.
2. Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các quy định cụ thể cho từng mục đích sử dụng.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý như sau:
a. Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu;
b. Bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu.
Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
1. Sức chịu tải của môi trường nước phải được đánh giá theo từng thông số ô nhiễm, làm căn cứ để kiểm soát tải lượng của thông số ô nhiễm đó trong tất cả các nguồn xả nước thải trên lưu vực, dựa theo các tác động tiêu cực mức cao nhất.
2. Sức chịu tải được xem xét đánh giá dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận; quy mô và tính chất của các nguồn cả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Hạn ngạch xả nước thải được xác định và phân bổ dựa trên sức chịu tải của môi trường nước tương ứng với giai đoạn của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải là một trong những căn cứ phục vụ lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư cho các dự án.
Điều 42. Nguồn lực cho quản lý nước thải
1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực quản lý nước thải theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nguồn thu từ dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt phải từng bước bù đắp chi phí dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
3. Các nguồn thu đối với nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) phải được sử dụng vào mục đích phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm do nước thải gây ra.
Với đội ngủ nhân viên tư vấn năng động, nhiệt tình, Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh cam kết mang đến cho quý doanh nghiệp dịch vụ tư vấn môi trường uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn thêm.
Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải
1. Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc xả nước thải phải được quản lý kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo lưu vực.
3. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.
Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
1. Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau:
a. Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;
b. Bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề;
c. Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định. Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
1. Việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nguồn nước tiếp nhận phải đảm bảo thống nhất theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc theo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương.
2. Các nguồn nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải được điều tra, đánh giá thường xuyên.
3. Việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận được quản lý phù hợp với sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải theo quy định.
Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
1. Hoạt động xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp phải được quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
2. Các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát), phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả thải dưới 1.000 m3/ngày đêm (không bao gồm nước làm mát) và có nguy cơ tác hại đến môi trường lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động liên tục.
Điều 40. Quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải
1. Nước thải sau xử lý phải được thu gom cho mục đích tái sử dụng hoặc xả thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.
2. Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các quy định cụ thể cho từng mục đích sử dụng.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý như sau:
a. Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu;
b. Bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu.
Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
1. Sức chịu tải của môi trường nước phải được đánh giá theo từng thông số ô nhiễm, làm căn cứ để kiểm soát tải lượng của thông số ô nhiễm đó trong tất cả các nguồn xả nước thải trên lưu vực, dựa theo các tác động tiêu cực mức cao nhất.
2. Sức chịu tải được xem xét đánh giá dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận; quy mô và tính chất của các nguồn cả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Hạn ngạch xả nước thải được xác định và phân bổ dựa trên sức chịu tải của môi trường nước tương ứng với giai đoạn của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải là một trong những căn cứ phục vụ lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư cho các dự án.
Điều 42. Nguồn lực cho quản lý nước thải
1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực quản lý nước thải theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nguồn thu từ dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt phải từng bước bù đắp chi phí dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
3. Các nguồn thu đối với nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) phải được sử dụng vào mục đích phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm do nước thải gây ra.
Với đội ngủ nhân viên tư vấn năng động, nhiệt tình, Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh cam kết mang đến cho quý doanh nghiệp dịch vụ tư vấn môi trường uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn thêm.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Hotline: 0919.249.077 (Mis Yến)
Hotline: 0919.249.077 (Mis Yến)