PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Thứ sáu - 17/02/2017 11:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý về môi trường chuyên nghiệp, nhanh chóng, giá cả hợp lý. Hotline: Ms Yến 0919 249 077
Phương án bảo vệ môi trường – Hồ sơ môi trường mới đã được đề cập trong Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vậy Phương án bảo vệ môi trường là gì? Và những quy định nào liên quan đến loại hồ sơ môi trường mới này? Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh thông qua bài viết này sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng những quy định về hồ sơ Phương án bảo vệ môi trường đến Quý khách hàng được cập nhật và đảm bảo thực hiện đúng phát luật về bảo vệ môi trường.
Phương án bảo vệ môi trường là kế hoạch quản lý môi trường được lập và triển khai thực hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động của cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động và làng nghề.
Đối tượng và thời điểm lập phương án bảo vệ môi trường
Phương án bảo vệ môi trường là kế hoạch quản lý môi trường được lập và triển khai thực hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động của cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động và làng nghề.
Đối tượng và thời điểm lập phương án bảo vệ môi trường
- Đối tượng phải lập phương án bảo vệ môi trường bao gồm:
- Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
- Làng nghề
- Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 (Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở ) lập phương án bảo vệ môi trường cho các hạng muc, công trình đã hoàn thành và vận hành chính thức theo tiến độ thực tế; trường hợp đã có hệ thống quản lý môi trường, trong đó đã tích hợp nội dung của phương án bảo vệ môi trường theo quy định và đã được xác nhận theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì không phải lập phương án bảo vệ môi trường.
- Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 (Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở ) đã có đề án bảo vệ môi trường chi tiết được xác nhận thì phải lập phương án bảo vệ môi trường sau khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Phương án bảo vệ môi trường là một trong các căn cứ để đối tượng quy định tại Khoản 1 thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường và là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra.
Nội dung phương án bảo vệ môi trường
- Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP lập phương án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT và lưu giữ tại cơ sở;
- Làng nghề lập phương án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT.
Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề
- Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề lập hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt.
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề:
- 01 văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT;
- 04 bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT;
- 01 bản sao quy hoạch phát triển làng nghề tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (nếu có).
- Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi lấy ý kiến tham vấn Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
- Sau khi có ý kiến của các cơ quan gửi ý kiến tham vấn, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
- Thời hạn xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề; trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do. Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT.
- Ký, đóng dấu và gửi phương án bảo vệ môi trường làng nghề
- Sau khi phương án bảo vệ môi trường làng nghề được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và đóng dấu xác nhận vào trang bìa của phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi 01 bản Quyết định phê duyệt kèm theo phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp xã, gửi 01 bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệt cho Sở Tài nguyên và Môi trường, gửi bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trách nhiệm thực hiện phương án bảo vệ môi trường
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm cập nhật phương án bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với tình hình, tiến độ triển khai hoạt động; lưu giữ đầy đủ các chứng từ, hóa đơn, nhật ký vận hành, sổ ghi chép và các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT.
- Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong phương án bảo vệ môi trường:
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải xây dựng và bảo đảm năng lực để thực hiện việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Khi xảy ra sự cố môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các tổ chức liên quan theo nội dung nêu trong kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường; thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi xảy ra sự cố môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả ứng phó, khắc phục sự cố môi trường;
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở gây ra sự cố môi trường phải bồi thường thiệt hạn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
Phương án bảo vệ môi trường là một hồ sơ môi trường mới mà Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề cần thực hiện để tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Quý công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về hồ sơ Phương án bảo vệ môi trường, hãy liên hệ với Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Địa chỉ: Ô16, DL14, Khu đô thị Mỹ Phước 3, phường Phú Lợi, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Chi nhánh Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Môi trường Nguồn Sống Xanh
Địa chỉ: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: Ms Yến 0919 249 077