GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
- Thứ sáu - 13/08/2021 14:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
giay phep moi truong 2022
Giấy phép môi trường năm 2022
Giấy phép môi trường bắt đầu thi hành từ năm 2022 với nhiều điểm nổi bật trong quá trình thực hiện và hạn chế được nhiều thủ tục hành chính khác so với trước đây vì sẽ tích hợp các giấy phép môi trường thành phần vào cùng một giấy phép gọi là giấy phép môi trường. Ngoài ra, giấy phép môi trường có thời hạn dài từ 7 – 10 năm do đó tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.Nguồn Sống Xanh là đơn vị tư vấn chuyên thực hiện các hồ sơ về môi trường cho doanh nghiệp tại Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,... gồm Báo cáo ĐTM, Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường vừa được ban hành.
1. Giấy phép môi trường là gì ?
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải và được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ pháp lý
+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định về các trường hợp phải có Giấy phép môi trường.+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 10/01/2022
+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/01/2022
+ Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 13/06/2019, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2020.
3. Đối tượng phải có giấy phép môi trường (Điều 39 của Luật BVMT)
+ Dự án đầu tư Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III quy định tại điều 28 Luật Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 04/12/2020 có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1, phải có giấy phép môi trường.
Lưu ý:
- Nước thải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung không thuộc đối tượng cấp phép.
- Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thuộc đối tượng cấp phép.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường (Điều 41 Luật BVMT)
a. Bộ Tài nguyên và Môi trường+ Các dự án, cơ sở đã được Bộ TN & MT phê duyệt báo cáo ĐTM;
+ Đối tượng quy định tại Điều 39 Luật BVMT nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.
b. UBND cấp tỉnh
+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật BVMT nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
+ Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ TN & MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
c. UBND cấp huyện
Dự án, cơ sở quy định tại Điều 39 Luật BVMT trừ dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN & MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh.
5. Thời điểm nộp Giấy phép môi trường ? (Khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án.b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định nhưng trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền: cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoảng sản; phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí; Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư,…c) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật
Tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để đảm bảo thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.Trường hợp không đảm bảo thời điểm nộp hồ sơ, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm.
d) Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (Điều kiện phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng)
Tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để đảm bảo thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.Khoản 12 Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định: “Trường hợp một trong các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này”.
6. Nội dung của GPMT
+ Thông tin về chủ dự án, cơ sở và thông tin về dự án, cơ sở;+ Nội dung cấp phép môi trường: nước thải – khí thải – tiếng ồn, độ rung – công trình, thiết bị xử lý CTNH – loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu.
+ Yêu cầu về bảo vệ môi trường: công trình, biện pháp xử lý nước thải, khí thải, giảm tiếng ồn, độ rung; công trình lưu giữ chất thải,…
7. Hồ sơ và trình tự xin GPMT
a. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp GPMT
(Khoản 1 Điều 43 Luật BVMT và Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)- Văn bản đề nghị cấp GPMT
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
- Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo ĐTM, đề án BVMT (đối với dự án đang hoạt động không thay đổi quy mô, công suất, công trình BVMT).
b. Trình tự xin giấy phép môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường được gửi đến cơ quan có thẩm quyền thông qua gửi trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc dịch vụ công trực tuyến.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, công khai nội dung báo cáo và tham vấn ý kiến của các cơ quan liên quan.
8. Thời hạn của Giấy phép môi trường
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I.Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
- 07 năm đối với cơ sở đang hoạt động trước ngày Luật có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I.
- 10 năm đối với đối tượng khác.
9. Tổ chức thẩm định cấp giấy phép môi trường
Đối tượng | Dự án đầu tư không thuộc vào đối tượng phải thực hiện ĐTM | Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động |
Bộ TN & MT UBND cấp tỉnh |
Thành lập hội đồng thẩm định | Thành lập đoàn kiểm tra |
UBND cấp huyện | Thành lập tổ thẩm định | Tổ chức kiểm tra thực tế |
Thuộc trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải VHTN công trình xử lý chất thải.
- Dự án, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, XLNT tập trung của KCN và đáp ứng yêu cầu: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ.
|
Thành lập tổ thẩm định và không tổ chức kiểm tra thực tế | Thành lập tổ thẩm định và không tổ chức kiểm tra thực tế |
10. Quy định về mức xử phạt không có GPMT (Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Dịch vụ xin giấy phép môi trường của Công ty Nguồn Sống Xanh được thực hiện nhanh chóng, uy tín. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện hồ sơ môi trường khắp các tỉnh miền Nam như Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu,... đảm bảo sẽ làm hài lòng quý khách hàng khi đến với Công ty Nguồn Sống Xanh.
Quý doanh nghiệp đang cần tư vấn dịch vụ lập Giấy phép môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí và báo giá nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Địa chỉ trụ sở chính: Lô L47, đường NL12 và DL17, KĐT Mỹ Phước 3, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: HCM: 0283 5100 127 – BD: 0274 3555 118
Hotline: Ms.Hải - 0909 773 264
Email: moitruongnguonsongxanh@gmail.com