Nguồn Sống Xanh

https://nguonsongxanh.vn:443


XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA

xử lý nước thải ngành chế biến sữa

xử lý nước thải ngành chế biến sữa

Chuyên nhận thiết kế, thi công xử lý nước thải chế biến sữa với công nghệ hiện đại, tự động hóa 100% - Môi trường Nguồn Sống Xanh, Hotline Ms Hải 0909773264
Các nhà máy sữa hiện nay đều được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng, thanh trùng với thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại, công suất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao của người dân.
 

  Quy trình sản xuất sữa tươi

so do cong nghe che bien sua
Quy trình công nghệ sản xuất sửa tươi
 

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng

Sữa tươi sau khi đã được kiểm tra chất lượng sẽ được lọc và nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh. Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi sẽ qua các công đoạn chế biến gồm: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4oC sau khi qua công đoạn chế biến sữa tươi được chuyển đến bồn chứa và được đưa qua hệ thống tiệt trùng UHT.

Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật. Công nghệ tiệt trùng UHT sẽ gia nhiệt sữa lên tới 140oC, sau đó làm lạnh nhanh xuống nhiệt độ 25oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có trong sữa. Sữa tươi sau đó sẽ được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, các sản phẩm có thể giữ được hương vị và sự tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.

  Các nguồn phát sinh nước thải 

-     Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh dụng cụ sản xuất, súc rửa máy móc thiết bị, các mẻ sữa bị hư hỏng.
-     Nước thải sinh hoạt của các bộ công nhân viên nhà máy

Thành phần và tính chất nước thải chế biến sữa như sau:

 
STT Chỉ tiêu Đơn v Kết quả phân tích
1 pH - 4,5 - 7,5
2 BOD5 mg/l 500 – 1.000
3 COD mg/l 1.000 - 3.000
4 TSS mg/l 200 - 300
5 Nitơ tổng mg/l 30 - 50
6 Photpho tổng mg/l 3,5 – 4,5

Nguồn: Từ các dự án thực tế công ty đã thực hiện.

Từ những dự án thực tế đã thực hiện và cho hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn đầu ra theo QCVN 40:2011, Công ty TNHH XD DV Môi Trường Nguồn Sống Xanh xin giới thiệu đến Quý khách hàng công nghệ xử lý nước thải cho ngành sản xuất sữa tiệt trùng như sau

  Quy trình Công nghệ xử lý nước thải cho ngành sản xuất sữa tiệt trùng

 
cong nghe xu ly nuoc thai san xuat sua
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến sửa

 Xử lý nước thải chế biến ngành sữa


Nước thải từ các nguồn phát sinh được tập trung tại bể gom nước thải. Trước khi vào hố thu gom có lắp song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô. Sau đó nước thải được bơm lên bể điều hòa.

Trong bể đều hòa, ta sử dụng hệ thống cấp khí bằng khí nén nhằm ổn định chất lượng nước thải trước khi qua bể trung hòa. Đồng thời, với việc ổn định chất lượng nước, hệ thống thổi khí tại bể điều hòa giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Lượng dầu mỡ này sẽ được vớt bằng hệ thống thu gom đặt trên bề mặt bể để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.

Nước thải chế biến sữa thường có tính axit nên được đưa qua bể trung hòa. Hóa chất NaOH được bổ sung vào bể để pH trong khoảng 6.5 – 7.5, không ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học phía sau.
Nước thải sau đó được đưa qua bể UASB. Bể UASB có khả năng xử lý BOD và COD cao, BOD có thể giảm xuống dưới 500mg/l. Sau khi ra khỏi bể UASB, hàm lượng BOD trong nước thải đã giảm xuống thích hợp cho quá trình xử lý bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Khí Biogas sinh ra được thu về bình chứa có thể dùng làm khí đốt hoặc chạy máy phát điện.

Nước từ bể UASB chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank sẽ xử lý các chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải. Tại bể Aerotank sẽ diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Hệ thống sục khí được lắp đặt trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Nước thải sau quá trình xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính nên cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo. Vì vậy nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng. Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể thông qua máng tràn răng cưa.

Phần bùn ở bể chứa bùn gồm bùn từ bể lắng, bể UASB và bể Aerotank sẽ được xử lý tại bể nén bùn. Sau đây bùn sẽ được trộn với Polyme để tăng độ kết dính rồi được đưa sang máy ép bùn để ép thành bánh bùn. Các bánh bùn này có thể được dùng làm phân vi sinh bón cho cây.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc áp lực với lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ được khử trùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

 

Để được tư vấn sâu hơn về xử lý nước thải ngành chế biến sữa  vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Trụ sở chính : Ô 60, DL 14, Khu đô thị Mỹ Phước 3, Thị xã Bến Cát, Bình Dương.
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0650.3555.118 (Trụ sở chính) ; 08.35 100 127 (Chi nhánh)
           Website: http://www.nguonsongxanh.vn   
          Email: moitruongnguonsongxanh@gmail.com
Hotline: Tư vấn công nghệ xử lý 0909 773 264 (Ms.Hải)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây